THUẾ TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Ở CANADA: CÁCH TỐI ƯU HÓA LỢI NHUẬN
Bởi Brian Võ [Cập nhật ngày 27 tháng 4 năm 2024 ]
Bài viết hôm nay mình xin chia sẽ các hiểu biết của mình về Thuế trong đầu tư Chứng khoán và các cách để có thể tối ưu hóa lợi nhuận từ việc đóng thuế ít đi.
Thuế là chủ đề rất nhạy cảm và phức tạp trong việc quản lý tài chính của mỗi người.
Nộp thuế là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của chúng ta.
Trong bài viết này mình sẽ cố gằng chia sẻ những kiến thức về thuế mà mình biết.
Tuy nhiên cần nói rỏ là mình không là chuyên gia về thuế nên những gì mình chia sẻ chỉ ở mức độ tổng quát nhất.
Tùy mỗi cá nhân, mỗi tỉnh bang mà bạn sinh sống bạn sẽ có khung thuế riêng cho mình.
Lời khuyên là bạn nên có một kế toán chuyên nghiệp giúp bạn khai thuế hàng năm.
Như tất cả các loại hình đầu tư/Kinh doanh khác, đầu tư chứng khoán cũng phải nộp thuế theo quy định.
Dưới đây là cách tính thuế của hoạt động Đầu tư chứng khoán:
I . CÁC LOẠI THUẾ PHẢI NỘP TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
A. Phân Biệt Rõ Ràng giữa Capital Gain Tax và Capital Loss
1. Capital Gain Tax – Thuế trên tiền lãi:
Theo quy định, bạn chỉ phải nộp thuế trên 50% tiền lãi mà bạn kiếm được.
Lãi ở đây được hiểu là tiền lãi sau khi bạn đã trừ đi tất cả các chi phí để có được khoảng lãi đó.
Các chi phí này có thể là phí giao dịch, phí quản lý tài khoản, phí môi giới, thuế khác…
Cũng cần lưu ý là bạn chỉ chịu thuế khi số tiền này thu nhập thật (realize income), tức là sau khi bạn đã bán cổ phiếu và có lãi.
Bạn không bị tính thuế nếu bạn chưa bán khoảng đầu tư của mình.
Ví dụ năm 2020 bạn “trúng lô” và có được $100,000 tiền nhàn rỗi.
Bạn dùng $100,000 này mua cổ phiếu Bigbang (Vốn gốc).
Năm 2023 bạn quyết định bán hết số cổ phiếu này với tổng số tiền thu về là $215,000.
Bạn tốn $15,000 phí giao dịch và quản lý trong suốt khoảng thời gian đầu tư.
Khi đó Capital gain tax bạn sẽ nộp được tính như sau:
$215,000 (doanh thu) – $100,000 (vốn) – $15,000 (phí) = $100,000 (Capital gain – lãi)
Do bạn chỉ chịu thuế trên 50% tiền lãi nên số tiền chịu thuế là: 50%*$100,000 = $50,000.
Lưu ý là $50,000 này không là tiền thuế bạn phải nộp mà là số tiền bạn dung để tính số thuế bạn sẽ nộp.
Tại Sao Đầu Tư Chứng Khoán Cần Phải Xem Xét Vấn Đề Thuế?
Ở Canada bạn có thể chịu Federal tax và Provincial tax cho nên tùy tỉnh bang bạn sống mà số tiền thuế cuối cùng bạn sẽ phải nộp sẽ khác nhau.
Ví dụ như ở bang bạn sống Federal tax áp cho $50,000 là 15% và Provincial tax là 5% vậy số thuế bạn phải nộp là (15%+5%)*$50,000 = $10,000.
Như đã nói các con số, % thuế mình đưa ra ở trên chỉ là ví dụ cho dễ hiểu, tùy tỉnh bang mà thuế sẽ khác nhau.
2. Capital Loss:
Sẽ có những lúc bạn không may mắn hoặc cần tiền gấp nên phải bán lỗ khoảng đầu tư của mình. Khi đó bạn có capital loss.
Đây là khoảng tiền ngược lại với Capital gain nên bạn được tính giảm thuế cho nó.
Cụ thể bạn có thể trừ khoảng lỗ này vào số tiền lời phải nộp trong vòng 3 năm sau đó.
Ví dụ: Năm 2020 bạn mua $100,000 cổ phiếu Bigbang.
Năm 2021 do kẹt tiền bạn bán đi toàn bộ số cổ phiếu này với giá $80,000.
Như vậy bạn bị lỗ là $100,000 – $80,000 = $20,000.
Sau đó năm 2021 bạn mua lại $150,000 cổ phiếu XYZ và năm 2023 bạn bán lại với giá $220,000.
Như vậy khoảng lời của bạn từ cổ phiếu XYZ là 70,000 (giả sử phí giao dịch và quản lý không đáng kể).
Khi đó số tiền chịu thuế cho khoảng lãi này là 50%*$70,000 = $35,000.
Nhưng vì năm 2020 bạn đầu tư và bị lỗ $20,000.
Lúc này bạn có thể dùng $20,000 này để trừ vào khoảng lời kể trên, như vậy số tiền chịu thuế của bạn còn lại $35,000 – $20,000 = $15,000.
B. Khám Phá Thuế Withholding Tax và Ảnh Hưởng Của Nó
1. Withholding Tax – Thuế giữ lại tại nguồn.
Trong trường hợp bạn giao dịch các cổ phiếu list trên sàn chứng khoán Mỹ (Nasdaq, NYSE…) thì bên cạnh Capital gain tax bạn còn phải nộp thêm 15% Withholding tax trên dividend (cổ tức) mà bạn nhận được.
Bạn sẽ không nhận ra là mình bị trừ thuế này trong tài khoàn của mình vì nó đã bị trừ trước bởi sở thuế Mỹ trước khi vào tài khoàn của bạn.
2. Cách tính
Ví dụ năm 2021 bạn mua 1000 cổ phiếu Apple với giá 120/Cp.
Năm 2022 giá Cp Apple tăng lên 175/Cp và bạn chốt lời.
Đồng thời Apple cũng trả cho bạn 1$ cổ tức trên 1Cp.
Như vậy với 1000 Cp bạn được 1000$ từ cổ tức.
Nhưng vì phải nộp 15% withholding tax cho Mỹ nên thực tế bạn chỉ nhận về được 850$ từ cổ tức.
Khi đó số tiền chịu thuế bạn phải nộp cho tiền lời đầu tư ở trên là: 1000*(175-120)*50% + 850 = 28,350.
II. TỐI ƯU HÓA LỢI NHUẬN TỪ VIỆC NỘP THUẾ ÍT HƠN
Trước khi bắt đầu mình xin nói rõ rằng bài viết không bày cách để các bạn trốn thuế hoặc cố tỏ ra chúng ta thông minh hơn CRA,
Mình chỉ đưa ra các hướng để thay vì bạn phải nộp 10 đồng tiền thuế thì áp dụng các cách này bạn có thể không phải nộp thuế hoặc nộp ít đi, từ đó tăng thêm số tiền thực lời mà bạn có được từ đầu tư.
A. Ưu và Nhược Điểm Của Các Loại Tài Khoản Đầu Tư Khác Nhau
1 Sử dụng tài khoản TFSA để đầu tư:
Ưu điểm: Tiền bạn nộp vào TFSA là tiền đã được đóng thuế, do vậy mọi khoản lãi vốn, cổ tức hoặc tiền lãi kiếm được trong tài khoản đều được miễn thuế.
Bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không phải chịu thuế.
Trong quá trình đầu tư bạn nên tập trung tiền vào tài khoản này trước sau đó mới đến các tài khoản khác.
Nhược điểm: Vì là tài khoản miễn thuế nên TFSA có giới hạn đóng góp hàng năm và đóng góp quá mức có thể bị phạt.
Mức đóng góp hàng năm sẽ do CRA quy định cụ thể (năm 2023 là 6500cad).
Nếu bạn đóng dư quá con số này thì bạn sẽ chịu lãi suất 1%/tháng trên số tiền bạn đóng dư.
Một vài điểm cần lưu ý:
Tuy nói TFSA là tài khoản miễn thuế nhưng bạn sẽ phải đóng thuế trong các trường hợp sau đây:
Khi bạn mua các cổ phiếu list trên sàn chứng khoán Mỹ hoặc những quỹ ETF mà họ mua các cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ thì bạn sẽ mất 15% withholding tax (Thuế giữ lại tại nguồn) trên tổng số tiền dividend (cổ tức) mà bạn nhận được.
Có một số thông tin là nếu bạn sử dụng tài khoàn TFSA để sử dụng như một tài khoản day trading (mua bán giao dịch liên tục, tần xuất giao dịch cao, sở hữu cổ phiếu ngắn hạn…) thì bạn có thể phải đóng thuế trên 100% capital gain kiếm được.
Mình chưa kiểm chứng được việc này, cho nên các bạn cẩn thận vẫn hơn.
2. Sử dụng RRSP – Registered Retirement Saving Account – Để đầu tư:
Ưu điểm: Như tên gọi của nó, tài khoản này được thiết kế để tiết kiệm hưu trí.
Các khoản đóng góp được khấu trừ thuế và mọi thu nhập được tạo ra trong RRSP đều được miễn thuế cho đến khi bạn rút tiền.
Ví dụ năm 2022 thu nhập của bạn là 100,000 trước thuế, bạn đóng góp vào RRSP 10,000.
Vì khoản đóng góp được miễn thuế nên năm đó thay bạn bị tax trên 100k thì giờ bạn chỉ bị tax trên 90k (100k-10k nộp vào RRSP).
Như vậy bạn nộp thuế ít hơn một chút và tiết kiệm được 10k trong RRSP.
Bạn có thể dùng 10k trong RRSP này để đầu tư nhưng tất cả lợi nhuận bạn kiếm được (bao gồm cả tiền vốn mà bạn đã đóng góp) sẽ bị đánh thuế sau này khi bạn rút ra.
Cho nên nếu bạn đã lớn tuổi hoặc có kế hoạch dành một số tiền để nghĩ hưu sau này thì RRSP là một lựa chọn tốt cho bạn.
Nhược điểm: Cũng như TFSA, RRSP cũng có giới hạn đóng góp hàng năm.
Giới hạn đóng góp RRSP cho năm tính thuế 2023 là 18% thu nhập kiếm được mà bạn đã báo cáo trên tờ khai thuế của mình trong năm trước, tối đa là 30.780 USD.
Khi bạn rút tiền từ RRSP của mình, số tiền này sẽ được coi là thu nhập chịu thuế trong năm rút tiền.
Do vậy bạn nên chọn thời điểm thích hợp để rút tiền (vd năm bạn có income thấp) để bạn đóng thuế ít hơn.
Việc rút tiền từ RRSP cũng cần phải thông qua một số thủ tục chứ không đơn giản như TFSA.
Cũng cần lưu ý là nếu bạn dùng RRSP để mua Cổ phiếu Mỹ thì bạn sẽ không mất 15% withholding tax trên dividend nhận được (ngược lại với TFSA).
Nhưng nếu bạn dùng RRSP mua các ETF giao dịch trên sàn Canada nhưng các ETF này mua/tham chiếu cổ phiếu Mỹ thì bạn sẽ mất 15% withholding tax trong trường hợp này.
3. Cách Áp Dụng Kiến Thức Về Thuế Trong Thực Tế Đầu Tư
Ví dụ 1: Nếu bạn dùng RRSP để mua 1000 cổ phiếu Tesla (List trên sàn Mỹ) và nhận được 1000$ dividend thì bạn sẽ nhận được đủ 1000$ dividend này.
Nhưng nếu bạn dùng TFSA để mua 1000 Cổ phiếu nói trên thì bạn sẽ mất 15%*1000 = 150$ withholding tax.
Ví dụ 2: Nếu bạn dùng RRSP để mua VFV (ETF list trên sàn Canada nhưng track 500 cty hàng đầu trên sàn chứng khoán Mỹ) thì bạn sẽ mất 15% withholding tax trên dividend nhận được.
B. Các Chiến Lược Thuế Cho Non-registered Accounts: Lợi Ích và Hạn Chế
Sử dụng Non-registered account: Tài khoản chưa đăng ký
Ưu điểm: Không có giới hạn đóng góp hoặc hạn chế về việc rút tiền.
Nhược điểm: Lãi vốn, cổ tức và tiền lãi kiếm được đều phải chịu thuế. Tài khoản này không cung cấp lợi ích về thuế giống như tài khoản đã đăng ký.
Tuy nhiên, nếu sau khi bạn đã hết room để contribution và các tài khoản miễn thuế (RRSP/TFSA) thì đây cũng là một lựa chọn tốt để đầu tư, vì bạn chỉ chịu thuế trên 50% tiền lời bạn nhận được.
Tóm lại, để đóng thuế ít hơn thì bạn cần tận dụng các tài khoàn miễn thuế để đầu tư và tùy vào cổ phiếu muốn mua list trên sàn Mỹ/Canada mà bạn phân bổ nó vào TFSA/RRSP để tránh mất thuế trên dividend.
Nguồn: Fb Leo Nguyễn
VIC GLOBAL HỖ TRỢ GÌ CHO BẠN?
VIC hỗ trợ cho sự thành công của bạn như sau:
- Đánh giá hồ sơ ban đầu để biết rằng bạn phù hợp với chương trình
- Đào tạo, chuẩn bị hồ sơ, kết nối với các tổ chức, đơn vị cần thiết để bạn có công việc phù hợp
- Lựa chọn Luật sư di trú giàu kinh nghiệm để đại diện hồ sơ cho bạn